Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ Thông tin (CNTT) là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng CNTT vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã, đang và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ CNTT có vai trò rất lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội - đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động đến toàn thế giới hiện nay.
Quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, việc chọn học ngành CNTT chính là lựa chọn hàng đầu để làm chủ tương lai.
Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn với các thông tin cụ thể về Ngành như sau:
1. Thời gian đào tạo: 4 năm (khối lượng 150 tín chỉ)
2. Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), sinh viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.
3. Bằng cấp: Kỹ sư Công nghệ thông tin
4. Mục tiêu đào tạo:
- Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.
- Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…
- Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.
5. Các chuyên ngành: Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:
- Công nghệ đa phương tiện
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống thông tin
- Mạng và an toàn hệ thống
6. Các vị trí việc làm
- Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng
- Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng
- Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …
- Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA)
- Kỹ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn (Big Data)
- Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT
- Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX)
- Quản lý nhóm, quản lý dự án
- Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng…
- Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác
- Các vị trí công việc khác …
Tóm lại CNTT (IT) là một ngành rất phổ biến và ưa chuộng ở cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam
nói riêng và bạn bè thế giới nói chung. Nhưng không phải những người học và làm việc tốt theo ngành
nghề này chỉ cần có sự thông minh là được, mà nó chúng là một quá trình mài dũa, rèn luyện bằng tất
cả đam mê và nhiệt huyết ở bất kì lứa tuổi nào. Mong rằng ở đây tôi và các bạn sẽ cùng nhau tạo ra những
Blog bổ ích chia sẻ kinh nghiệm của mình về mọi lĩnh vực nhé!
Trân trọng cảm ơn vì đã đọc...!
Lê Quốc.